Những bí kíp chăm sóc 3 tháng tuổi tốt nhất

1/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Không để bác sĩ “leo cây”

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất trong suốt 9 tháng “mang nặng” của mẹ. Đặc biệt, đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển giác quan cùng các cơ quan trong cơ thể. Nếu không được kiểm tra đầy đủ, thai nhi có thể bị các dị tật bẩm sinh nguy hiểm. Ngoài ra, thực hiện các buổi thăm khám đầy đủ cũng là cơ hội để mẹ biết thêm về tình trạng sức khỏe của mình để chăm sóc theo hướng tốt nhất.


Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên trang bị cho mình kỹ năng nhận biết dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ. Nếu bị ra máu hoặc cảm thấy đau nhẹ, co thắt ở vùng bụng dưới, mẹ bầu nên nhờ bác sĩ kiểm tra liệu những triệu chứng này có bình thường không. 30% phụ nữ mang thai bịra máu trong 3 tháng đầu nhưng không phải tình trạng nào cũng nguy hiểm. Bác sĩ có thể tiến hành siêu âm và thực hiện một số xét nghiệm trước khi đưa ra hướng điều trị hợp lý.

2/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Cải thiện tình trạng ốm nghén

Ốm nghén là một trong những điều khó chịu nhất mẹ bầu phải đối mặt trong những tháng đầu thai kỳ. Có mẹ thậm chí không thể ăn được gì vì cơn ốm nghén. Không có cách nào trị dứt điểm cơn ốm nghén, nhưng với những cách sau đây, mẹ bầu có thể hạn chế sự khó chịu chúng mang lại:

- Nhấm nháp một ít đồ ăn vặt như bánh quy, nho khô ngay khi thức dậy. Nếu được, mẹ bầu nên nằm nghỉ 20 -30 phút trước khi rời khỏi giường và bắt đầu ngày mới.

- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, thay vì 3 bữa chính, mẹ bầu có thể ăn 5, 6 bữa nhỏ. Đặc biệt, mẹ nên “thủ” sẵn những món ăn vặt trong túi phòng khi cơn thèm ăn “ghé thăm” bất ngờ.

- Kết thân với những thực phẩm như gừng, vỏ cam, củ cải…

3/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Bảo vệ giấc ngủ của mẹ

Sự thay đổi hormone khi mang thai cùng với cảm giác lo lắng có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó ngủ trong 3 tháng đầu. Ngoài ra, ốm nghén cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng giấc ngủ của mẹ bầu trong giai đoạn này. Để tránh tình trạng mất ngủ khi mang thai, bạn nên tránh những món chiên, rán đầy dầu mỡ trước khi đi ngủ. Thay vào đó, một ly sữa nóng sẽ giúp mẹ bầu có một giấc ngủ ngon hơn.

Hạn chế uống quá nhiều nước vào buổi tối. Điều này sẽ làm tần suất ghé thăm nhà vệ sinh của bạn tăng lên, và sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.

Tư thế ngủ khi mang thai cũng có một phần ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu. Theo các chuyên gia, tư thế nằm ngủ nghiêng sang bên trái và đặt một chiếc gối mềm mại ở giữa sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn. Đặc biệt, nằm nghiêng bên trái khi mang thai cũng là tư thế tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Trong trường hợp tình trạng mất ngủ kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm. Không nên tự ý mua thuốc ngủ hoặc thuốc an thần, một số loại thuốc có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe cục cưng của bạn.

4/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Nâng niu làn da

Với đợt “ra quân” đầu tiên của những hormone trong thai kỳ, da mặt bạn có thể sẽ bị “xâm chiếm” bởi những đốm mụn xấu xí. Trong trường hợp này, mẹ không nên dùng tay nặn hay sờ lên mặt vì những vi khuẩn trên tay có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Mẹ bầu nên sử dụng sửa rữa mặt có chiết xuất tự nhiên, làm sạch da mỗi ngày 2 lần. Bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho da như các loại trái cây giàu vitamin A, C…

Mang thai 3 tháng đầu, mẹ nên bổ sung những nhóm thực phẩm sau để bảo đảm sức khỏe

Đây cũng là thời điểm bạn nên quan tâm đến vấn đề rạn da khi mang thai. 90% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này, và khi những vết rạn da xuất hiện, bạn khó có thể làm gì để “đuổi” chúng đi một cách hiệu quả. MarryBaby mách bạn những mẹo ngăn ngừa rạn da: Kiểm soát cân nặng, tránh tăng cân quá nhiều khi mang thai, bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C, sử dụng kem dưỡng da hoặc dầu dừa giúp tăng độ ẩm và độ đàn hồi cho da.

5/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Bắt đầu những bài tập nhẹ nhàng

Không chỉ 3 tháng đầu tiên mà trong suốt 9 tháng mang thai, mẹ bầu nên duy trì một chế độ tập luyện liên tục để tăng cường sức khỏe và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ. Theo nghiên cứu, những mẹ bầu thường xuyên vận động khi mang thai sẽ vượt cạn dễ dàng và nhanh chóng hơn những mẹ bầu “lười” tập thể dục.

Đi bộ nhẹ nhàng là hoạt động lý tưởng cho mẹ bầu trong giai đoạn này. Đi bộ sẽ không làm bạn quá mệt mỏi và có thể thích hợp với hầu hết tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa để nhận được những lời khuyên hợp lý.

Những loại thực phẩm mẹ bầu không nên ăn khi mang thai

Trong thời kỳ mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cũng như tính an toàn và cho mẹ và thai nhi. Có nhiều thực phẩm bạn cần phải ăn nhiều để có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi nhưng cũng có những loại thực phẩm mẹ bầu cần phải tránh tuyệt đối để đảm bảo an toàn cho thai nhi và tránh những tình huống xấu có thể xảy ra đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. http://blogsuckhoedoisong.blogspot.com/ sẽ tư vấn cho các bạn 10 loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh khi mang thai.


Thực phẩm mẹ bầu nên tránh

Đu đủ là loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh

– Trong đu đủ xanh và đu đủ chưa chín hẳn, có chứa rất nhiều enzym và mủ có thể gây ra các cơn co thắt tử cung, dẫn đến sẩy thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ;

– Chính vì vậy, mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn đu đủ xanh và đu đủ chưa chín nhé, chỉ nên ăn đu đủ đã chín cây hoàn toàn vì nó có rất nhiều dưỡng chất tốt cho phụ nữ mang thai và cần thiết cho sự phát triển của em bé khi mới chào đời.

Thơm (dứa)

– Trong quả thơm có chứa thành phần bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung và sản xuất các chất gây phá thai. Không những thế, thơm là loại quả có tính nóng, có thể gây ra các dị ứng thưởng gặp như nổi mẩn ngứa, nóng ran người, các chứng táo bón,… không tốt cho sức khỏe mẹ bầu;

– Tuy nhiên, với những tác dụng như thế, khi có dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu nên ăn nhiều thơm và uống nhiều nước ép thơm để thuận lợi trong quá trình sinh nở nhé.
Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành 

Có nhiều nghiên cứu trái ngược nhau về tác dụng của đậu nành tới sức khoẻ sinh sản ở nam giới và sức khoẻ thai nhi, nghiên cứu ở Bệnh Viện Hoàng gia Victoria, Belfast (nước Anh) cho rằng đậu nành giàu hoóc môn sinh sản nữ – oestrogen, vì thế đàn ông trong độ tuổi sinh sản không nên ăn đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành bởi nó sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng và cản trở quá trình thụ thai, có thể gây ra các bất thường ở cơ quan sinh sản và khuyết tật tình dục đối với bé trai. Nhưng các mẹ bầu không vì thế mà tránh uống sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành hoàn toàn, vì trong sữa đậu nành rất giàu chất đạm lại không chứa cholesterol, chứa rất ít chất béo no và giàu chất xơ … vì thế các mẹ bầu có thể uống khoảng 300ml sữa đậu nành là được. Lưu ý các mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai nhi đang trong quá trình phát triển hoàn thiện cơ thể, cơ thể non nớt vì thế không nên uống sữa đậu nành để tránh gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Nhãn

– Nhãn là một loại quả có tình nóng, nếu mẹ bầu ăn nhiều nhãn trong thời kỳ mang thai sẽ dễ dẫn đến chứng táo bón, mẩm ngứa dị ứng, khiến da dễ bị sạm, nám, gây xáo trộn quá trình phát triển bình thường của thai nhi và không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
Thực phẩm tái, sống

– Như thịt tái, cá sống ăn mù tạt, các món ăn được chế biến bằng phương pháp tái chanh, trứng tái sống, sốt mayonnaise… bởi những thực phẩm này có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis mà nếu mẹ bầu ăn phải trong 3 tháng đầu có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc các biến chứng nguy hiểm khác khó có thể lường trước được;

– Chính vì vậy, khi mang thai, mẹ bầu cần cẩn thận khi chế biến thức ăn, tốt nhất nên đảm bảo ăn chín uống sôi nhé.

Các loại cá chứa thủy ngân

– Các loại cá chứa thủy ngân điển hình như: cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình;

– Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu ăn nhiều các loại cá này, nạp vào cơ thể mộ lượng lớn thủy ngân sẽ khiến thai nhi chậm phát triển, gây ra các tổn thương não, ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của bé khi chào đời.
Thực phẩm có chứa vi khuẩn listeria

– Cụ thể là thịt muối, pho mát mềm, sữa chưa được tiệt trùng;

– Khi ăn các thực phẩm này, mệ bầu rất dễ bị nhiễm khuẩn listeria do lúc này hệ miễn dịch và sức đề kháng của mẹ bầu khá yếu. Listeria đi qua nhau thai có thể khiến thai nhi bị nhiễm trùng, đe dọa đến tính mạng. Không những thế nó còn có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai. Rất nguy hiểm.
Cà phê

– Trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu không nên uống cà phê vì nó có thể gây ran guy cơ sảy thai;

– Không những thế, trong cà phê có chứa cafein, nó sẽ đi qua nhau thai và làm rối loạn quá trình phát triển, gây ra những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

Rượu, đồ uống có gas

Mẹ bầu nên tuyệt đối không nên uống rượu, các thức uống chứa cồn, đồ uống có gas vì nó có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi hết sức nguy hiểm. Theo nhiều nghiên cứu nếu mẹ bầu uống quá nhiều rượu trong thời kỳ mang thai thì thai nhi sinh ra rất dễ bị các tổn thương thần kinh và có nguy cơ mắc bệnh đao rất cao.
Khoai tây mọc mầm

– Khoai tây là thực phẩm dinh dưỡng, tuy nhiên nếu khoai tây đã mọc mầm thì mẹ bầu lại không nên ăn vì trong khoai tây đó có chứa độc tố solaninne, chất độc này nếu tích tụ trong cơ thể sẽ khiến thai nhi bị dị tật dị dạng rất nguy hiểm.

Trên đây là 10 loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh khi mang thai mà chị em phụ nữ mà các mẹ bầu cần tham khảo để rút ra những kinh nghiệm cho bản thân nhằm bảo vệ sức khỏe của thai nhi và của chính bản thân mình thật tốt, phòng tránh những tình huống xấu có thể xảy ra, đồng thời tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện sau này của bé yêu nữa nhé. Chúc các mẹ bầu luôn biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho thai nhi và cho chính mình thật hiệu quả nhé.

Thai nhi 3 tuần tuổi to, nhỏ bằng cái gì?

Câu hỏi , bà bầu mang thai tuần thứ 3 có hình to bằng cái gì, nhỏ bằng trái gì? đang là mối quan tâm hàng đầu. Bây giờ hãy cùng đón xem thế nào nhé. Từ tuần thai thứ 3, bé bắt đầu phát triển và dễ bị tổn thương bởi các tác động vào sự can thiệp. Bạn nên tìm hiểu kỹ những điều cấm kỵ để bảo vệ bé an toàn nhé.



Bé sẽ phát triển như thế nào?

Tuần này đánh dấu sự bắt đầu của thai kỳ. Từ nay cho đến 10 tuần tuổi, tất cả các cơ quan trong cơ thể bé bắt đầu phát triển và một số bắt đầu hoạt động. Vì vậy, bé dễ bị tổn thương với bất cứ sự can thiệp vào quá trình phát triển của bé trong giai đoạn này.

Ngay bây giờ bé là một phôi thai nhỏ bé, bao gồm hai lớp: nội bì và biểu bì, từ đó tất cả các cơ quan và bộ phận cơ thể của bé sẽ phát triển.

Nhau thai sơ khai cũng tạo thành hai lớp. Các tế bào của nhau thai tạo đường nối vào niêm mạc tử cung, tạo đường dẫn cho máu chảy để cuối tuần này khi nhau thai hoàn chỉnh, sẽ bắt đầu hoạt động và cung cấp chất dinh dưỡng, oxy cho bé.

Có mặt đồng thời là túi ối, ngôi nhà đầu tiên của bé cùng nước ối sẽ bao bọc bé cho đến khi lớn lên và túi noãn hoàng, trong đó sản sinh các tế bào hồng cầu, giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho đến khi nhau thai phát triển hoàn chỉnh sẵn sàng để tiếp nhận nhiệm vụ này.

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?

Tuần này, bạn có thể biết mình có thai hay chưa? Để có kết quả chính xác nhất, bạn nên đợi đến cuối tuần rồi hãy dùng que thử. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thử bây giờ nếu muốn.
Nếu kết quả dương tính, nên đến bác sĩ để được kiểm tra chính xác hơn. Bạn không nhất thiết phải khám bác sĩ thường xuyên đến khi thai 8 tuần tuổi, trừ khi bạn có vấn đề về sức khỏe, có vấn đề với lần mang thai trước hoặc đang có những triệu chứng bất thường.
Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, có chỉ định hoặc không kê toa, hãy hỏi bác sĩ ngay để được tư vấn.

Nếu bạn đã bổ sung axit folic 400mcg/ngày trước khi dau hieu co thai, hiện nay bạn sẽ cần nhiều hơn một chút, 600 mcg mỗi ngày.

6 tuần tiếp theo sẽ rất quan trọng cho sự phát triển của bé. Nhau thai và dây rốn đã hoạt động để cung cấp dinh dưỡng và oxy cho bé. Qua nhau thai, bé nhận những dinh dưỡng bạn đưa vào cơ thể mình, hãy chắc chắn bạn cung cấp những thứ tốt cho cả mình và bé.
Nếu kết quả thử que âm tính, hãy thử lại vào tuần sau nếu vẫn chưa thấy kỳ kinh. Nhiều kết quả thử nước tiểu không đủ để phát hiện ra sự thụ thai ở tuần thứ 3.

Nếu bạn cố gắng để có thai nhưng chưa thành công trong một năm hoặc hơn (hoặc 6 tháng nếu bạn trên 35 tuổi), nên gặp bác sĩ kiểm tra cho cả vợ và chồng để tìm hiểu các vấn đề về khả năng sinh sản. Nên tìm hiểu vấn đề càng sớm càng tốt để giúp bạn bắt đầu việc điều trị và sớm có thai.