Đọc truyện bé nghe sẽ mang lại những lợi ích gì?

Đọc truyện cho con nghe càng sớm càng tốt, không chỉ có tác dụng làm phong phú khả năng ngôn ngữ, khả năng liên tưởng, khả năng biểu đạt cảm xúc… mà còn bồi dưỡng và vun đắp cho các bé về mặt tâm hồn - Một yếu tố được coi là kim chỉ nam đối với sự phát triển của trẻ.


Hình thành nhu cầu biết chữ sớm

Ngoài ra, nếu cha mẹ thường xuyên đọc truyện cho con nghe, con sẽ hình thành được nhu cầu và mong muốn biết đọc sớm. Từ việc chỉ chơi với cuốn sách cùng những hình mình hoạ, trẻ sẽ dần dần có ham muốn tự nhiên là được đọc nội dung trong những cuốn sách đó. Điều này sẽ xây dựng được mong muốn biết đọc sớm một cách tự nhiên ở trẻ.

Cô Lan Anh (Thanh Xuân, Hà Nội) có cậu con trai Hoàng Dương hơn 3 tuổi nhưng rất thích đọc và thường lấy bảng chữ cái cùng sách của các anh chị ra và bắt mẹ phải dạy. Và thật ngạc nhiên là cậu bé biết đọc rất nhanh, chỉ sau gần 1 tháng được mẹ dạy, cậu đã đọc báo được vanh vách cho cả nhà nghe. Nhưng cô Lan Anh lại tin rằng: Điều đó không nói lên được gì vì anh của cậu bé cũng biết đọc từ trước khi vào lớp 1 nhưng đến khi đi học thì trẻ biết đọc cũng như trẻ chưa biết đọc, không có gì khác nhau cả.

Các bậc phụ huynh nên hiểu rằng, dạy cho con biết đọc sớm không phải là để so sánh con tài giỏi hay thông minh hơn bạn cùng lứa. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: Thời kỳ từ 0 – 3 tuổi là giai đoạn vàng cho sự phát triển não bộ của trẻ. Đó là thời kỳ mà đứa trẻ có thể tiếp thu một cách kỳ diệu tất cả những kích ứng từ bên ngoài. Nếu bố mẹ không biết khả năng tuyệt vời này mà bỏ qua thì càng lớn, khả năng này sẽ tự nhiên giảm dần và đến 6 tuổi là biến mất hoàn toàn.

Vì vậy, nếu con có hứng thú với việc học chữ thì hãy dạy cho trẻ càng sớm càng tốt nhằm kích ứng cho não bộ của trẻ phát triển và tận dụng thời điểm vàng như đã nói ở trên.

Phát hiện và định hướng những sở thích, đam mê của con

Việc đọc các cuốn truyện hàng ngày cho con nghe còn giúp cha mẹ phát hiện ra những sở thích, sự hứng thú của con ở mỗi một lĩnh vực nhất định. Từ đó, cha mẹ có thể hiểu để định hướng cho con dựa trên những mong muốn và sở thích của trẻ.

Trong rất nhiều những cuốn truyện mà mẹ mua về, mặc dù có thể chưa biết đọc để phân biệt các cuốn sách nhưng trẻ sẽ có khuynh hướng yêu thích cuốn này hơn cuốn kia, yêu thích câu chuyện này hơn câu chuyện kia. Trẻ sẽ nhìn ngắm hay thích thú một hình vẽ, một nhân vật trong truyện lâu hơn…

Tất cả những hành động và cảm xúc mà bé thể hiện đó sẽ giúp cha mẹ dần dần biết được sở thích và sự hứng thú của bé để nuôi dưỡng cho những hứng thú đó lớn dần lên tạo thành niềm đam mê sau này của con.

Đọc sách cho con giúp hình thành thói quen yêu thích sách ở bé ngay từ nhỏ. (Ảnh minh họa)

Hình thành văn hoá đọc cho trẻ

Con được tiếp xúc với một môi trường với sách, với truyện ngay từ khi còn bé do bố mẹ tạo ra. Sau này khi lớn lên, con sẽ có khuynh hướng thích thú với việc đọc sách. Từ đó xây dựng và hình thành cho trẻ thói quen đọc sách hay tình yêu đối với văn hoá đọc - Một trong những văn hoá rất quan trọng trong xã hội hiện đại ngày nay.

Muốn trẻ yêu thích việc đọc sách từ nhỏ, cha mẹ phải chú ý tạo ra một môi trường tốt nhất để hướng trẻ vào đó. Hãy để những cuốn truyện ở nơi bé dễ nhìn, dễ lấy nhất. Duy trì thói quen đọc truyện hàng ngày cho con. Đọc lặp đi lặp lại một cuốn truyện mà bé thích.

Khiến cho tình cảm của cha mẹ với con thêm bền chặt

Quá trình đọc truyện cho con nghe cũng là một quá trình giao tiếp, trò chuyện giữa cha mẹ với con cái.

Thời kỳ ấu thơ là thời kỳ quan trọng để nuôi dưỡng cảm xúc và trí tuệ. Giọng nói, cách đọc hàng ngày của cha mẹ sẽ được in sâu vào trong tâm trí trẻ. Khi đã được lý giải đầy đủ rồi thì sẽ biểu hiện ra bên ngoài. Chính vì vậy khi nghe được tiếng cha mẹ càng nhiều thì ấn tượng của trẻ càng lớn và sợi dây liên kết giữa trẻ đối với cha mẹ càng bền chặt.

Sau khi đọc xong một cuốn truyện cha mẹ có thể hỏi con những câu hỏi xoay quanh câu chuyện đó. Cũng tương tự như vậy, con sẽ hồn nhiên nói lên những suy nghĩ của mình về những tình huống, những câu chuyện hay những nhân vật mà bé gặp trong truyện.

Điều này, sẽ giúp cho quá trình giao tiếp giữa cha mẹ và bé trở nên đáng nhớ và có ý nghĩa hơn đối với con. Cũng từ đó mà tình cảm giữa bố mẹ với con thêm gắn bó.

Đọc truyện cho con còn giúp mẹ tăng khả năng tư duy và sáng tạo. (Ảnh minh họa)

Tốt cho cả cha mẹ

Ngoài những tác dụng ở trên thì việc đọc truyện cho con nghe đã được chứng mình không chỉ tốt đối với con trẻ mà còn tốt đối với các bậc phụ huynh. Cụ thể: theo một số nghiên cứu khoa học thì quá trình mà mẹ đọc truyện cho con nghe, bộ não ở phần trước của mẹ hoạt động rất tích cực. Đây là nơi điều khiển cảm xúc, năng lực tư duy, sáng tạo của mẹ.

Truyện giúp tăng khả năng ngôn ngữ, biểu đạt cảm xúc và khả năng liên tưởng

Theo nghiên cứu của giáo sư Taira Masato ở trường Đại học Y Tokyo thì quá trình mà mẹ đọc truyện cho con nghe sẽ giúp cho “hệ viền” – Nơi điều khiển ký ức, tạo ra động lực và sinh ra nhiều cảm xúc phát triển. Chính vì thế việc cha mẹ đọc truyện cho con nghe hàng ngày sẽ giúp khả năng ngôn ngữ, khả năng biểu đạt cảm xúc và khả năng liên tưởng của con được hình thành và phát triển một cách tốt nhất.

Những câu chuyện mà cha mẹ đọc hàng ngày sẽ giúp bé xây dựng thế giới của riêng mình - một thế giới thông qua trí tưởng tượng và liên tưởng phong phú dựa vào nội dung của từng cuốn truyện.

Trẻ sẽ đi từ hết liên tưởng này đến liên tưởng khác, từ sự tưởng tượng này đến sự tưởng tượng khác thông qua những ngôn ngữ giàu cảm xúc được diễn đạt một cách sinh động và dễ hiểu cùng sự hấp dẫn của những hình vẽ minh hoạ đi kèm.

Một vài lưu ý về phương pháp đọc truyện cho con

Không có một phương pháp rõ ràng cho việc đọc sách ở trẻ. Phương pháp quan trọng nhất là dựa trên hứng thú của con. Trẻ có hứng thú đọc cuốn nào nhất thì nên đọc cho trẻ nghe. Quan trọng không phải là đọc bao nhiêu cuốn mà là đọc cho con cuốn mà con thích.

Khi đọc cho con, cha mẹ không nên dừng lại để hỏi con các vấn đề liên quan trong câu chuyện bé đang nghe. Nguyên tắc là nên đọc hết cuốn truyện sau đó mới hỏi con vì như vậy sẽ không làm mất hứng thú nghe ở trẻ.

Nếu mẹ muốn đọc liền hai cuốn truyện cho con nghe một lúc thì hãy cho bé nghỉ giải lao, kết hợp với độ dài ngắn về mặt nội dung của hai cuốn truyện để lần sau bé có hứng thú hơn.
Hãy quan tâm đến thái độ và tậm trạng của con. Nếu mẹ đang đọc cho con nghe mà thấy con không tập trung vào câu chuyện thì cũng đừng vội hỏi con tại sao con không nghe mẹ đọc mà hãy ưu tiên đến tâm trạng của con, xem con thích làm gì vào lúc đó để hai mẹ con có thể chơi cùng với nhau.

Kết luận

Truyện dành cho thiếu nhi hiện nay có rất nhiều. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, những câu chuyện có tác dụng thực sự đối với sự phát triển của trẻ không phải là dạng truyện tranh với những từ ngữ ngắn cụt lủn mà đó là những cuốn truyện ngắn có sử dụng từ ngữ phong phú được diễn đạt một cách dễ hiểu có kèm theo tranh vẽ minh hoạ, nội dung về giáo dục đạo đức, tri thức, lịch sử…

0 nhận xét:

Chọn bột ăn dặm cho bé lưu ý điều gì

Chọn bột ăn dặm cho bé là khâu quan trọng khi bé bắt đầu làm quen với thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Vì thế mẹ hãy tham khảo cách chọn bột ăn dặm cho con hợp lý nhé.

1. Nên chọn bột ăn dặm vị ngọt hay vị mặn trước?

Bé mới tập ăn dặm thường dễ thích nghi với vị ngọt hơn, bởi nó gần giống với vị của sữa mẹ. Nên mẹ nên bắt đầu với bột ăn dặm vị ngọt. Khi con đã quen dần, mẹ có thể đổi sang bột vị mặn để con thay đổi khẩu vị và thích nghi với sự phong phú của mùi vị.

Tham khảo: thuc don an dam kieu nhat

Một vài gợi ý để mẹ đổi vị ăn dặm cho bé: nếu bé đang ăn vị ngọt, có thể lựa chọn các cách kết hợp mùi vị như sau: bột ngũ cốc kết hợp với các loại trái cây như chuối, mơ, đào; vị mặn thì nên pha trộn bột gạo kết hợp với thịt, cá và rau củ; mỳ nghiền có thể kết hợp với phô mai…

Mẹ nên bắt đầu với bột ăn dặm vị ngọt (Ảnh minh họa: Internet)

2. Chọn bột ăn dặm thế nào là đầy đủ dưỡng chất?

Từ sáu tháng tuổi, bé mọc răng, phát triển hệ xương. Do đó, các bữa ăn dặm cần bổ sung đẩy đủ sắt, canxi, vitamin D giúp hỗ trợ mọc răng, phát triển hệ xương; các dưỡng chất cần thiết như vitamin A, E, C, B6, B12, niacin, riboflavin, thiamin, acid folic, canxi, sắt, kẽm, selen, đồng… giúp bé ăn ngon miệng hơn, tiêu hóa thức ăn, hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng tốt hơn, để trẻ phát triển toàn diện.

Do đó, khi chọn bột ăn dặm cho con, mẹ nên đọc kỹ thành phần để tìm ra loại có đầy đủ và cân bằng dưỡng chất. Nếu mẹ tự xay bột gạo hoặc bột ngũ cốc cho con, thì cần có sự kết hợp với các thực phẩm khác khi nấu bột để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho con nhé.

3. Chọn bột ăn dặm cho trẻ không muốn ăn

Nếu bé không muốn ăn bột thì rất có thể mùi vị của loại bột mẹ chọn không hấp dẫn hoặc không phù hợp với khẩu vị của con. Cũng có thể do mẹ cho con ăn mãi một mùi vị khiến con chán ngán.

Để giải quyết tình trạng này mẹ nên thay đổi thực đơn cho bé bằng các mùi vị bột khác nhau, thử các mùi vị khác nhau để tìm ra mùi vị bột mà bé thích. Mẹ cũng không nên ép con ăn hết, hãy dừng lại khi bé không muốn ăn nữa, để tránh con bị ngấy dẫn đến sợ ăn.

4. Chọn bột cho trẻ hay gặp các vấn đề về tiêu hóa

Từ sáu tháng tuổi, dù đã có thể ăn dặm, nhưng hệ tiêu hóa và khả năng hấp thu của trẻ vẫn còn non yếu, chưa phát triển hoàn thiện. Khi chọn bột ăn dặm, mẹ nên chọn các loại bột ăn dặm của thương hiệu uy tín, không thêm muối, không sử dụng chất bảo quản, phẩm màu nhân tạo để hạn chế tối đa những ảnh hưởng không đáng có lên hệ tiêu hóa của con. Bên cạnh đó vẫn đảm bảo đầy đủ vitamin và khoáng chất để hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu tốt hơn.

1 nhận xét:

Những bí kíp chăm sóc 3 tháng tuổi tốt nhất

1/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Không để bác sĩ “leo cây”

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất trong suốt 9 tháng “mang nặng” của mẹ. Đặc biệt, đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển giác quan cùng các cơ quan trong cơ thể. Nếu không được kiểm tra đầy đủ, thai nhi có thể bị các dị tật bẩm sinh nguy hiểm. Ngoài ra, thực hiện các buổi thăm khám đầy đủ cũng là cơ hội để mẹ biết thêm về tình trạng sức khỏe của mình để chăm sóc theo hướng tốt nhất.


Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên trang bị cho mình kỹ năng nhận biết dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ. Nếu bị ra máu hoặc cảm thấy đau nhẹ, co thắt ở vùng bụng dưới, mẹ bầu nên nhờ bác sĩ kiểm tra liệu những triệu chứng này có bình thường không. 30% phụ nữ mang thai bịra máu trong 3 tháng đầu nhưng không phải tình trạng nào cũng nguy hiểm. Bác sĩ có thể tiến hành siêu âm và thực hiện một số xét nghiệm trước khi đưa ra hướng điều trị hợp lý.

2/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Cải thiện tình trạng ốm nghén

Ốm nghén là một trong những điều khó chịu nhất mẹ bầu phải đối mặt trong những tháng đầu thai kỳ. Có mẹ thậm chí không thể ăn được gì vì cơn ốm nghén. Không có cách nào trị dứt điểm cơn ốm nghén, nhưng với những cách sau đây, mẹ bầu có thể hạn chế sự khó chịu chúng mang lại:

- Nhấm nháp một ít đồ ăn vặt như bánh quy, nho khô ngay khi thức dậy. Nếu được, mẹ bầu nên nằm nghỉ 20 -30 phút trước khi rời khỏi giường và bắt đầu ngày mới.

- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, thay vì 3 bữa chính, mẹ bầu có thể ăn 5, 6 bữa nhỏ. Đặc biệt, mẹ nên “thủ” sẵn những món ăn vặt trong túi phòng khi cơn thèm ăn “ghé thăm” bất ngờ.

- Kết thân với những thực phẩm như gừng, vỏ cam, củ cải…

3/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Bảo vệ giấc ngủ của mẹ

Sự thay đổi hormone khi mang thai cùng với cảm giác lo lắng có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó ngủ trong 3 tháng đầu. Ngoài ra, ốm nghén cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng giấc ngủ của mẹ bầu trong giai đoạn này. Để tránh tình trạng mất ngủ khi mang thai, bạn nên tránh những món chiên, rán đầy dầu mỡ trước khi đi ngủ. Thay vào đó, một ly sữa nóng sẽ giúp mẹ bầu có một giấc ngủ ngon hơn.

Hạn chế uống quá nhiều nước vào buổi tối. Điều này sẽ làm tần suất ghé thăm nhà vệ sinh của bạn tăng lên, và sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.

Tư thế ngủ khi mang thai cũng có một phần ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu. Theo các chuyên gia, tư thế nằm ngủ nghiêng sang bên trái và đặt một chiếc gối mềm mại ở giữa sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn. Đặc biệt, nằm nghiêng bên trái khi mang thai cũng là tư thế tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Trong trường hợp tình trạng mất ngủ kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm. Không nên tự ý mua thuốc ngủ hoặc thuốc an thần, một số loại thuốc có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe cục cưng của bạn.

4/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Nâng niu làn da

Với đợt “ra quân” đầu tiên của những hormone trong thai kỳ, da mặt bạn có thể sẽ bị “xâm chiếm” bởi những đốm mụn xấu xí. Trong trường hợp này, mẹ không nên dùng tay nặn hay sờ lên mặt vì những vi khuẩn trên tay có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Mẹ bầu nên sử dụng sửa rữa mặt có chiết xuất tự nhiên, làm sạch da mỗi ngày 2 lần. Bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho da như các loại trái cây giàu vitamin A, C…

Mang thai 3 tháng đầu, mẹ nên bổ sung những nhóm thực phẩm sau để bảo đảm sức khỏe

Đây cũng là thời điểm bạn nên quan tâm đến vấn đề rạn da khi mang thai. 90% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này, và khi những vết rạn da xuất hiện, bạn khó có thể làm gì để “đuổi” chúng đi một cách hiệu quả. MarryBaby mách bạn những mẹo ngăn ngừa rạn da: Kiểm soát cân nặng, tránh tăng cân quá nhiều khi mang thai, bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C, sử dụng kem dưỡng da hoặc dầu dừa giúp tăng độ ẩm và độ đàn hồi cho da.

5/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Bắt đầu những bài tập nhẹ nhàng

Không chỉ 3 tháng đầu tiên mà trong suốt 9 tháng mang thai, mẹ bầu nên duy trì một chế độ tập luyện liên tục để tăng cường sức khỏe và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ. Theo nghiên cứu, những mẹ bầu thường xuyên vận động khi mang thai sẽ vượt cạn dễ dàng và nhanh chóng hơn những mẹ bầu “lười” tập thể dục.

Đi bộ nhẹ nhàng là hoạt động lý tưởng cho mẹ bầu trong giai đoạn này. Đi bộ sẽ không làm bạn quá mệt mỏi và có thể thích hợp với hầu hết tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa để nhận được những lời khuyên hợp lý.

0 nhận xét: