Đọc truyện bé nghe sẽ mang lại những lợi ích gì?

Đọc truyện cho con nghe càng sớm càng tốt, không chỉ có tác dụng làm phong phú khả năng ngôn ngữ, khả năng liên tưởng, khả năng biểu đạt cảm xúc… mà còn bồi dưỡng và vun đắp cho các bé về mặt tâm hồn - Một yếu tố được coi là kim chỉ nam đối với sự phát triển của trẻ.


Hình thành nhu cầu biết chữ sớm

Ngoài ra, nếu cha mẹ thường xuyên đọc truyện cho con nghe, con sẽ hình thành được nhu cầu và mong muốn biết đọc sớm. Từ việc chỉ chơi với cuốn sách cùng những hình mình hoạ, trẻ sẽ dần dần có ham muốn tự nhiên là được đọc nội dung trong những cuốn sách đó. Điều này sẽ xây dựng được mong muốn biết đọc sớm một cách tự nhiên ở trẻ.

Cô Lan Anh (Thanh Xuân, Hà Nội) có cậu con trai Hoàng Dương hơn 3 tuổi nhưng rất thích đọc và thường lấy bảng chữ cái cùng sách của các anh chị ra và bắt mẹ phải dạy. Và thật ngạc nhiên là cậu bé biết đọc rất nhanh, chỉ sau gần 1 tháng được mẹ dạy, cậu đã đọc báo được vanh vách cho cả nhà nghe. Nhưng cô Lan Anh lại tin rằng: Điều đó không nói lên được gì vì anh của cậu bé cũng biết đọc từ trước khi vào lớp 1 nhưng đến khi đi học thì trẻ biết đọc cũng như trẻ chưa biết đọc, không có gì khác nhau cả.

Các bậc phụ huynh nên hiểu rằng, dạy cho con biết đọc sớm không phải là để so sánh con tài giỏi hay thông minh hơn bạn cùng lứa. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: Thời kỳ từ 0 – 3 tuổi là giai đoạn vàng cho sự phát triển não bộ của trẻ. Đó là thời kỳ mà đứa trẻ có thể tiếp thu một cách kỳ diệu tất cả những kích ứng từ bên ngoài. Nếu bố mẹ không biết khả năng tuyệt vời này mà bỏ qua thì càng lớn, khả năng này sẽ tự nhiên giảm dần và đến 6 tuổi là biến mất hoàn toàn.

Vì vậy, nếu con có hứng thú với việc học chữ thì hãy dạy cho trẻ càng sớm càng tốt nhằm kích ứng cho não bộ của trẻ phát triển và tận dụng thời điểm vàng như đã nói ở trên.

Phát hiện và định hướng những sở thích, đam mê của con

Việc đọc các cuốn truyện hàng ngày cho con nghe còn giúp cha mẹ phát hiện ra những sở thích, sự hứng thú của con ở mỗi một lĩnh vực nhất định. Từ đó, cha mẹ có thể hiểu để định hướng cho con dựa trên những mong muốn và sở thích của trẻ.

Trong rất nhiều những cuốn truyện mà mẹ mua về, mặc dù có thể chưa biết đọc để phân biệt các cuốn sách nhưng trẻ sẽ có khuynh hướng yêu thích cuốn này hơn cuốn kia, yêu thích câu chuyện này hơn câu chuyện kia. Trẻ sẽ nhìn ngắm hay thích thú một hình vẽ, một nhân vật trong truyện lâu hơn…

Tất cả những hành động và cảm xúc mà bé thể hiện đó sẽ giúp cha mẹ dần dần biết được sở thích và sự hứng thú của bé để nuôi dưỡng cho những hứng thú đó lớn dần lên tạo thành niềm đam mê sau này của con.

Đọc sách cho con giúp hình thành thói quen yêu thích sách ở bé ngay từ nhỏ. (Ảnh minh họa)

Hình thành văn hoá đọc cho trẻ

Con được tiếp xúc với một môi trường với sách, với truyện ngay từ khi còn bé do bố mẹ tạo ra. Sau này khi lớn lên, con sẽ có khuynh hướng thích thú với việc đọc sách. Từ đó xây dựng và hình thành cho trẻ thói quen đọc sách hay tình yêu đối với văn hoá đọc - Một trong những văn hoá rất quan trọng trong xã hội hiện đại ngày nay.

Muốn trẻ yêu thích việc đọc sách từ nhỏ, cha mẹ phải chú ý tạo ra một môi trường tốt nhất để hướng trẻ vào đó. Hãy để những cuốn truyện ở nơi bé dễ nhìn, dễ lấy nhất. Duy trì thói quen đọc truyện hàng ngày cho con. Đọc lặp đi lặp lại một cuốn truyện mà bé thích.

Khiến cho tình cảm của cha mẹ với con thêm bền chặt

Quá trình đọc truyện cho con nghe cũng là một quá trình giao tiếp, trò chuyện giữa cha mẹ với con cái.

Thời kỳ ấu thơ là thời kỳ quan trọng để nuôi dưỡng cảm xúc và trí tuệ. Giọng nói, cách đọc hàng ngày của cha mẹ sẽ được in sâu vào trong tâm trí trẻ. Khi đã được lý giải đầy đủ rồi thì sẽ biểu hiện ra bên ngoài. Chính vì vậy khi nghe được tiếng cha mẹ càng nhiều thì ấn tượng của trẻ càng lớn và sợi dây liên kết giữa trẻ đối với cha mẹ càng bền chặt.

Sau khi đọc xong một cuốn truyện cha mẹ có thể hỏi con những câu hỏi xoay quanh câu chuyện đó. Cũng tương tự như vậy, con sẽ hồn nhiên nói lên những suy nghĩ của mình về những tình huống, những câu chuyện hay những nhân vật mà bé gặp trong truyện.

Điều này, sẽ giúp cho quá trình giao tiếp giữa cha mẹ và bé trở nên đáng nhớ và có ý nghĩa hơn đối với con. Cũng từ đó mà tình cảm giữa bố mẹ với con thêm gắn bó.

Đọc truyện cho con còn giúp mẹ tăng khả năng tư duy và sáng tạo. (Ảnh minh họa)

Tốt cho cả cha mẹ

Ngoài những tác dụng ở trên thì việc đọc truyện cho con nghe đã được chứng mình không chỉ tốt đối với con trẻ mà còn tốt đối với các bậc phụ huynh. Cụ thể: theo một số nghiên cứu khoa học thì quá trình mà mẹ đọc truyện cho con nghe, bộ não ở phần trước của mẹ hoạt động rất tích cực. Đây là nơi điều khiển cảm xúc, năng lực tư duy, sáng tạo của mẹ.

Truyện giúp tăng khả năng ngôn ngữ, biểu đạt cảm xúc và khả năng liên tưởng

Theo nghiên cứu của giáo sư Taira Masato ở trường Đại học Y Tokyo thì quá trình mà mẹ đọc truyện cho con nghe sẽ giúp cho “hệ viền” – Nơi điều khiển ký ức, tạo ra động lực và sinh ra nhiều cảm xúc phát triển. Chính vì thế việc cha mẹ đọc truyện cho con nghe hàng ngày sẽ giúp khả năng ngôn ngữ, khả năng biểu đạt cảm xúc và khả năng liên tưởng của con được hình thành và phát triển một cách tốt nhất.

Những câu chuyện mà cha mẹ đọc hàng ngày sẽ giúp bé xây dựng thế giới của riêng mình - một thế giới thông qua trí tưởng tượng và liên tưởng phong phú dựa vào nội dung của từng cuốn truyện.

Trẻ sẽ đi từ hết liên tưởng này đến liên tưởng khác, từ sự tưởng tượng này đến sự tưởng tượng khác thông qua những ngôn ngữ giàu cảm xúc được diễn đạt một cách sinh động và dễ hiểu cùng sự hấp dẫn của những hình vẽ minh hoạ đi kèm.

Một vài lưu ý về phương pháp đọc truyện cho con

Không có một phương pháp rõ ràng cho việc đọc sách ở trẻ. Phương pháp quan trọng nhất là dựa trên hứng thú của con. Trẻ có hứng thú đọc cuốn nào nhất thì nên đọc cho trẻ nghe. Quan trọng không phải là đọc bao nhiêu cuốn mà là đọc cho con cuốn mà con thích.

Khi đọc cho con, cha mẹ không nên dừng lại để hỏi con các vấn đề liên quan trong câu chuyện bé đang nghe. Nguyên tắc là nên đọc hết cuốn truyện sau đó mới hỏi con vì như vậy sẽ không làm mất hứng thú nghe ở trẻ.

Nếu mẹ muốn đọc liền hai cuốn truyện cho con nghe một lúc thì hãy cho bé nghỉ giải lao, kết hợp với độ dài ngắn về mặt nội dung của hai cuốn truyện để lần sau bé có hứng thú hơn.
Hãy quan tâm đến thái độ và tậm trạng của con. Nếu mẹ đang đọc cho con nghe mà thấy con không tập trung vào câu chuyện thì cũng đừng vội hỏi con tại sao con không nghe mẹ đọc mà hãy ưu tiên đến tâm trạng của con, xem con thích làm gì vào lúc đó để hai mẹ con có thể chơi cùng với nhau.

Kết luận

Truyện dành cho thiếu nhi hiện nay có rất nhiều. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, những câu chuyện có tác dụng thực sự đối với sự phát triển của trẻ không phải là dạng truyện tranh với những từ ngữ ngắn cụt lủn mà đó là những cuốn truyện ngắn có sử dụng từ ngữ phong phú được diễn đạt một cách dễ hiểu có kèm theo tranh vẽ minh hoạ, nội dung về giáo dục đạo đức, tri thức, lịch sử…

Chọn bột ăn dặm cho bé lưu ý điều gì

Chọn bột ăn dặm cho bé là khâu quan trọng khi bé bắt đầu làm quen với thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Vì thế mẹ hãy tham khảo cách chọn bột ăn dặm cho con hợp lý nhé.

1. Nên chọn bột ăn dặm vị ngọt hay vị mặn trước?

Bé mới tập ăn dặm thường dễ thích nghi với vị ngọt hơn, bởi nó gần giống với vị của sữa mẹ. Nên mẹ nên bắt đầu với bột ăn dặm vị ngọt. Khi con đã quen dần, mẹ có thể đổi sang bột vị mặn để con thay đổi khẩu vị và thích nghi với sự phong phú của mùi vị.

Tham khảo: thuc don an dam kieu nhat

Một vài gợi ý để mẹ đổi vị ăn dặm cho bé: nếu bé đang ăn vị ngọt, có thể lựa chọn các cách kết hợp mùi vị như sau: bột ngũ cốc kết hợp với các loại trái cây như chuối, mơ, đào; vị mặn thì nên pha trộn bột gạo kết hợp với thịt, cá và rau củ; mỳ nghiền có thể kết hợp với phô mai…

Mẹ nên bắt đầu với bột ăn dặm vị ngọt (Ảnh minh họa: Internet)

2. Chọn bột ăn dặm thế nào là đầy đủ dưỡng chất?

Từ sáu tháng tuổi, bé mọc răng, phát triển hệ xương. Do đó, các bữa ăn dặm cần bổ sung đẩy đủ sắt, canxi, vitamin D giúp hỗ trợ mọc răng, phát triển hệ xương; các dưỡng chất cần thiết như vitamin A, E, C, B6, B12, niacin, riboflavin, thiamin, acid folic, canxi, sắt, kẽm, selen, đồng… giúp bé ăn ngon miệng hơn, tiêu hóa thức ăn, hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng tốt hơn, để trẻ phát triển toàn diện.

Do đó, khi chọn bột ăn dặm cho con, mẹ nên đọc kỹ thành phần để tìm ra loại có đầy đủ và cân bằng dưỡng chất. Nếu mẹ tự xay bột gạo hoặc bột ngũ cốc cho con, thì cần có sự kết hợp với các thực phẩm khác khi nấu bột để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho con nhé.

3. Chọn bột ăn dặm cho trẻ không muốn ăn

Nếu bé không muốn ăn bột thì rất có thể mùi vị của loại bột mẹ chọn không hấp dẫn hoặc không phù hợp với khẩu vị của con. Cũng có thể do mẹ cho con ăn mãi một mùi vị khiến con chán ngán.

Để giải quyết tình trạng này mẹ nên thay đổi thực đơn cho bé bằng các mùi vị bột khác nhau, thử các mùi vị khác nhau để tìm ra mùi vị bột mà bé thích. Mẹ cũng không nên ép con ăn hết, hãy dừng lại khi bé không muốn ăn nữa, để tránh con bị ngấy dẫn đến sợ ăn.

4. Chọn bột cho trẻ hay gặp các vấn đề về tiêu hóa

Từ sáu tháng tuổi, dù đã có thể ăn dặm, nhưng hệ tiêu hóa và khả năng hấp thu của trẻ vẫn còn non yếu, chưa phát triển hoàn thiện. Khi chọn bột ăn dặm, mẹ nên chọn các loại bột ăn dặm của thương hiệu uy tín, không thêm muối, không sử dụng chất bảo quản, phẩm màu nhân tạo để hạn chế tối đa những ảnh hưởng không đáng có lên hệ tiêu hóa của con. Bên cạnh đó vẫn đảm bảo đầy đủ vitamin và khoáng chất để hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu tốt hơn.

Những bí kíp chăm sóc 3 tháng tuổi tốt nhất

1/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Không để bác sĩ “leo cây”

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất trong suốt 9 tháng “mang nặng” của mẹ. Đặc biệt, đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển giác quan cùng các cơ quan trong cơ thể. Nếu không được kiểm tra đầy đủ, thai nhi có thể bị các dị tật bẩm sinh nguy hiểm. Ngoài ra, thực hiện các buổi thăm khám đầy đủ cũng là cơ hội để mẹ biết thêm về tình trạng sức khỏe của mình để chăm sóc theo hướng tốt nhất.


Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên trang bị cho mình kỹ năng nhận biết dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ. Nếu bị ra máu hoặc cảm thấy đau nhẹ, co thắt ở vùng bụng dưới, mẹ bầu nên nhờ bác sĩ kiểm tra liệu những triệu chứng này có bình thường không. 30% phụ nữ mang thai bịra máu trong 3 tháng đầu nhưng không phải tình trạng nào cũng nguy hiểm. Bác sĩ có thể tiến hành siêu âm và thực hiện một số xét nghiệm trước khi đưa ra hướng điều trị hợp lý.

2/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Cải thiện tình trạng ốm nghén

Ốm nghén là một trong những điều khó chịu nhất mẹ bầu phải đối mặt trong những tháng đầu thai kỳ. Có mẹ thậm chí không thể ăn được gì vì cơn ốm nghén. Không có cách nào trị dứt điểm cơn ốm nghén, nhưng với những cách sau đây, mẹ bầu có thể hạn chế sự khó chịu chúng mang lại:

- Nhấm nháp một ít đồ ăn vặt như bánh quy, nho khô ngay khi thức dậy. Nếu được, mẹ bầu nên nằm nghỉ 20 -30 phút trước khi rời khỏi giường và bắt đầu ngày mới.

- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, thay vì 3 bữa chính, mẹ bầu có thể ăn 5, 6 bữa nhỏ. Đặc biệt, mẹ nên “thủ” sẵn những món ăn vặt trong túi phòng khi cơn thèm ăn “ghé thăm” bất ngờ.

- Kết thân với những thực phẩm như gừng, vỏ cam, củ cải…

3/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Bảo vệ giấc ngủ của mẹ

Sự thay đổi hormone khi mang thai cùng với cảm giác lo lắng có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó ngủ trong 3 tháng đầu. Ngoài ra, ốm nghén cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng giấc ngủ của mẹ bầu trong giai đoạn này. Để tránh tình trạng mất ngủ khi mang thai, bạn nên tránh những món chiên, rán đầy dầu mỡ trước khi đi ngủ. Thay vào đó, một ly sữa nóng sẽ giúp mẹ bầu có một giấc ngủ ngon hơn.

Hạn chế uống quá nhiều nước vào buổi tối. Điều này sẽ làm tần suất ghé thăm nhà vệ sinh của bạn tăng lên, và sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.

Tư thế ngủ khi mang thai cũng có một phần ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu. Theo các chuyên gia, tư thế nằm ngủ nghiêng sang bên trái và đặt một chiếc gối mềm mại ở giữa sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn. Đặc biệt, nằm nghiêng bên trái khi mang thai cũng là tư thế tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Trong trường hợp tình trạng mất ngủ kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm. Không nên tự ý mua thuốc ngủ hoặc thuốc an thần, một số loại thuốc có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe cục cưng của bạn.

4/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Nâng niu làn da

Với đợt “ra quân” đầu tiên của những hormone trong thai kỳ, da mặt bạn có thể sẽ bị “xâm chiếm” bởi những đốm mụn xấu xí. Trong trường hợp này, mẹ không nên dùng tay nặn hay sờ lên mặt vì những vi khuẩn trên tay có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Mẹ bầu nên sử dụng sửa rữa mặt có chiết xuất tự nhiên, làm sạch da mỗi ngày 2 lần. Bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho da như các loại trái cây giàu vitamin A, C…

Mang thai 3 tháng đầu, mẹ nên bổ sung những nhóm thực phẩm sau để bảo đảm sức khỏe

Đây cũng là thời điểm bạn nên quan tâm đến vấn đề rạn da khi mang thai. 90% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này, và khi những vết rạn da xuất hiện, bạn khó có thể làm gì để “đuổi” chúng đi một cách hiệu quả. MarryBaby mách bạn những mẹo ngăn ngừa rạn da: Kiểm soát cân nặng, tránh tăng cân quá nhiều khi mang thai, bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C, sử dụng kem dưỡng da hoặc dầu dừa giúp tăng độ ẩm và độ đàn hồi cho da.

5/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Bắt đầu những bài tập nhẹ nhàng

Không chỉ 3 tháng đầu tiên mà trong suốt 9 tháng mang thai, mẹ bầu nên duy trì một chế độ tập luyện liên tục để tăng cường sức khỏe và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ. Theo nghiên cứu, những mẹ bầu thường xuyên vận động khi mang thai sẽ vượt cạn dễ dàng và nhanh chóng hơn những mẹ bầu “lười” tập thể dục.

Đi bộ nhẹ nhàng là hoạt động lý tưởng cho mẹ bầu trong giai đoạn này. Đi bộ sẽ không làm bạn quá mệt mỏi và có thể thích hợp với hầu hết tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa để nhận được những lời khuyên hợp lý.

Năm bính thân 2016, tên nào phù hợp với con

Năm bính thân 2016, tên nào phù hợp với con. trang http://blogsuckhoedoisong.blogspot.com/ gửi đến các bạn 2 cách đặt dưới đây:


Tên kiêng kỵ:

Các chữ thuộc bộ Kim, Dậu, Đoài, Mãnh, Điểu, Nguyệt không phù hợp khi dùng để đặt tên cho người tuổi Thân, bởi những chữ đó đều chỉ phương Tây (thuộc hành Kim).

Theo ngũ hành, Thân thuộc hành Kim; nếu dùng những chữ thuộc các bộ trên để đặt tên cho người tuổi Thân sẽ khiến Kim tụ lại quá nhiều, dễ dẫn đến hình khắc và những điều không tốt. Theo đó, những chữ cần tránh gồm: Kim, Cẩm, Ngân, Xuyến, Nhuệ, Phong, Cương, Chung, Thoa, Trân, Trâm…

Khỉ thích phá hoại các loại ngũ cốc trên đồng ruộng. Vì vậy, những chữ thuộc bộ Hòa, Mạch, Tắc, Mễ, Điền, Cốc như: Do, Giới, Thân, Nam, Đương, Phan, Khoa, Thu, Đạo, Chủng, Tùng, Tú, Bỉnh, Đường, Tinh, Lương, Lượng… không nên dùng để đặt tên cho người tuổi Thân.

Dần và Thân xung nhau, Thân và Hợi (Trư) thuộc lục hại. Do vậy, khi chọn tên cho người tuổi Thân, bạn cần tránh những chữ có liên quan tới các con giáp trên. Vì dụ như: Dần, Xứ, Hổ, Báo, Lư, Hiệu, Hợi, Tượng, Gia, Duyên, Hào, Mạo…

Những chữ thuộc bộ Khẩu cũng nên tránh ví dụ như: Huynh, Cát, Hòa… vì mang ý nghĩa bị kìm hãm. Các chữ như Quân, Tướng, Đao, Lực cũng nên tránh khi đặt tên cho người tuổi Thân.

Để đặt tên cho con tuổi Thân, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin về Bản mệnh, Tam hợp hoặc nếu kỹ lưỡng có thể xem Tứ Trụ, (nếu bé đã ra đời mới đặt tên). Có nhiều thông tin hữu ích có thể giúp cho cha mẹ chọn tên hay cho bé.

Tên đem lại may mắn:

Thân tam hợp với Tý, Thìn. Nếu tên của người tuổi Thân có các chữ trong tam hợp đó thì họ sẽ được sự trợ giúp rất lớn và có vận mệnh tốt đẹp. Mặt khác, Thân thuộc hành Kim, Thủy tương sinh Kim nên những chữ thuộc bộ Thủy cũng rất tốt cho vận mệnh của người tuổi Thân.

Theo đó, bạn có thể chọn những tên như: Khổng, Tự, Tồn, Tôn, Học, Hiếu, Nông, Thìn, Thần, Giá, Lệ, Chân, Khánh, Lân, Cầu, Băng, Tuyền, Giang, Hồng, Hồ, Tân, Nguyên, Hải…

Rừng cây là nơi sinh sống của khỉ nên những chữ thuộc bộ Mộc rất thích hợp cho người tuổi Thân, ví dụ như: Bản, Tài, Đỗ, Đông, Tùng, Lâm, Liễu, Cách, Đào, Lương, Dương… Nhưng Thân thuộc hành Kim, Kim khắc Mộc nên bạn cần cẩn trọng khi dùng những tên trên.

Những chữ thuộc bộ Khẩu, Miên, Mịch gợi liên tưởng đến nghĩa “cái hang của khỉ” sẽ giúp người tuổi Thân có cuộc sống nhàn nhã, bình an. Đó là những tên như: Đài, Trung, Sử, Tư, Đồng, Hướng, Quân, Trình, Thiện, Hòa, Gia, Đường, An, Thủ, Tông, Quan, Thất, Dung, Nghi, Ninh, Hoành, Bảo, Hựu, Thực, Khoan…

Người tuổi Thân thích hợp với những tên thuộc bộ Nhân hoặc bộ Ngôn bởi khỉ rất thích bắt chước động tác của người và có quan hệ gần gũi với loài người. Những tên gọi thuộc các bộ đó gồm: Nhân, Giới, Kim, Đại, Nhiệm, Trọng, Tín, Hà, Bảo, Hưu, Nghi, Huấn, Từ, Ngữ, Thành, Mưu, Nghị, Cảnh…

Khỉ rất thích xưng vương nhưng để trở thành Hầu vương và có được uy phong thì chúng phải trả giá rất đắt. Do vậy, những chữ thuộc bộ vương như: Ngọc, Cửu, Linh, San, Trân, Cầu, Cầm, Lâm, Dao, Anh… khá phù hợp với người tuổi Thân. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng khi sử dụng những tên đó.

Dùng những tên thuộc bộ Sam, Cân, Mịch, Y, Thị để biểu thị sự linh hoạt và vẻ đẹp đẽ của chúng như: Hình, Ngạn, Ảnh, Chương, Bân, Lệ, Đồng, Thường, Hi, Tịch, Thị, Sư, Phàm, Ước, Hệ, Tố, Kinh, Hồng, Duyên… sẽ giúp người tuổi Thân có được vẻ anh tuấn, phú quý song toàn.

Một số tên cần tránh đặt cho con năm 2016 Bính Thân

Ngoài việc suy nghĩ 1 cái tên hay để đặt tên cho con trai năm 2016, phụ huynh cần tránh đặt những cái tên kiêng kị dưới đây.

Song song với việc lựa chọn những cái tên đem lại may mắn cho bé tuổi Thân, cha mẹ cũng nên tránh những cái tên được cho là cấm kỵ nếu không muốn vận mệnh bé không gặp nhiều may mắn.


Tránh đặt những tên thuộc các bộ Kim, Dậu, Nguyệt, Điểu, Mãnh, Đoài bởi lẽ: Thân thuộc hành Kim, nếu Kim tụ lại nhiều quá mức sẽ không tốt, dễ dẫn đến hình khắc và sinh họa.Do đó, những cái tên cần tránh đặt cho người tuổi Thân có thể kể đến: Trân, Nhuệ, Xuyến, Ngân, Cẩm, Kim, Thoa, Trâm, Chung, Phong, Cương…

Tránh đặt những tên thuộc các bộ Mạch, Hòa, Cốc, Tắc, Mễ, Điền: Do khỉ có tập tính phá hoại ngũ cốc trên đồng ruộng của người nông dân nên những người tuổi Thân không nên đặt những cái tên thuộc các bộ: Mạch, Hòa, Cốc, Tắc, Mễ, Điền. Những cái tên cần tránh có thể kể đến như: Lương, Lượng, Tinh, Tú, Binh, Thu, Nam, Do, Đường, Tùng, Chủng, Tú, Thân, Giới, Đạo, Khoa, Phan, …

Tránh đặt những tên có liên quan đến bộ thủ Dần và Hợi: Thân xung khắc với Dần và thuộc lục hại với Hợi nên khi đặt tên cho người tuổi Thân, cần tránh những bộ thủ xuất hiện con giáp Dần và Hợi. Những cái tên cần tránh như: Dần, Hợi, Xứ, Báo, Hổ, Gia, Tượng, Mạo, Hào, Lư, Hiệu, …

Tránh đặt những tên có bộ Khẩu: Các chữ có bộ Khẩu không nên đặt cho người tuổi Thân vì khỉ thích chạy nhảy, vươn mình nên không thích hợp khi bị kìm hãm. Những cái tên cần tránh như: Cát, Hòa, Huynh, Tướng, Quân, Lực, Đao…

Theo vietq

Lợi ích, tác hại của việc sinh mổ mà mẹ bầu nên biết

Ngày nay với sự phát triển của y học hiện đại, đến kỳ sinh nở các mẹ bầu có thể lựa chọn cho mình phương pháp sinh thường hay sinh mổ sao cho phù hợp và sinh mổ cũng là biện pháp được nhiều chị em lựa chọn để thoát khỏi ám ảnh không đau gì bằng đau đẻ mà nhiều người vẫn truyền miệng với nhau. Tuy nhiên, việc sinh mổ luôn ẩn chứa nhiều nguy cơ nguy hiểm rình rập xung quanh, các bạn hãy cùng http://blogsuckhoedoisong.blogspot.com/ tìm hiểu rõ hơn về vấn đề lợi ích, tác hại của việc sinh mổ mà mẹ bầu nên biết.

Những loại thực phẩm mẹ bầu không nên ăn khi mang thai

Trong thời kỳ mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cũng như tính an toàn và cho mẹ và thai nhi. Có nhiều thực phẩm bạn cần phải ăn nhiều để có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi nhưng cũng có những loại thực phẩm mẹ bầu cần phải tránh tuyệt đối để đảm bảo an toàn cho thai nhi và tránh những tình huống xấu có thể xảy ra đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. http://blogsuckhoedoisong.blogspot.com/ sẽ tư vấn cho các bạn 10 loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh khi mang thai.


Thực phẩm mẹ bầu nên tránh

Đu đủ là loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh

– Trong đu đủ xanh và đu đủ chưa chín hẳn, có chứa rất nhiều enzym và mủ có thể gây ra các cơn co thắt tử cung, dẫn đến sẩy thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ;

– Chính vì vậy, mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn đu đủ xanh và đu đủ chưa chín nhé, chỉ nên ăn đu đủ đã chín cây hoàn toàn vì nó có rất nhiều dưỡng chất tốt cho phụ nữ mang thai và cần thiết cho sự phát triển của em bé khi mới chào đời.

Thơm (dứa)

– Trong quả thơm có chứa thành phần bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung và sản xuất các chất gây phá thai. Không những thế, thơm là loại quả có tính nóng, có thể gây ra các dị ứng thưởng gặp như nổi mẩn ngứa, nóng ran người, các chứng táo bón,… không tốt cho sức khỏe mẹ bầu;

– Tuy nhiên, với những tác dụng như thế, khi có dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu nên ăn nhiều thơm và uống nhiều nước ép thơm để thuận lợi trong quá trình sinh nở nhé.
Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành 

Có nhiều nghiên cứu trái ngược nhau về tác dụng của đậu nành tới sức khoẻ sinh sản ở nam giới và sức khoẻ thai nhi, nghiên cứu ở Bệnh Viện Hoàng gia Victoria, Belfast (nước Anh) cho rằng đậu nành giàu hoóc môn sinh sản nữ – oestrogen, vì thế đàn ông trong độ tuổi sinh sản không nên ăn đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành bởi nó sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng và cản trở quá trình thụ thai, có thể gây ra các bất thường ở cơ quan sinh sản và khuyết tật tình dục đối với bé trai. Nhưng các mẹ bầu không vì thế mà tránh uống sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành hoàn toàn, vì trong sữa đậu nành rất giàu chất đạm lại không chứa cholesterol, chứa rất ít chất béo no và giàu chất xơ … vì thế các mẹ bầu có thể uống khoảng 300ml sữa đậu nành là được. Lưu ý các mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai nhi đang trong quá trình phát triển hoàn thiện cơ thể, cơ thể non nớt vì thế không nên uống sữa đậu nành để tránh gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Nhãn

– Nhãn là một loại quả có tình nóng, nếu mẹ bầu ăn nhiều nhãn trong thời kỳ mang thai sẽ dễ dẫn đến chứng táo bón, mẩm ngứa dị ứng, khiến da dễ bị sạm, nám, gây xáo trộn quá trình phát triển bình thường của thai nhi và không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
Thực phẩm tái, sống

– Như thịt tái, cá sống ăn mù tạt, các món ăn được chế biến bằng phương pháp tái chanh, trứng tái sống, sốt mayonnaise… bởi những thực phẩm này có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis mà nếu mẹ bầu ăn phải trong 3 tháng đầu có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc các biến chứng nguy hiểm khác khó có thể lường trước được;

– Chính vì vậy, khi mang thai, mẹ bầu cần cẩn thận khi chế biến thức ăn, tốt nhất nên đảm bảo ăn chín uống sôi nhé.

Các loại cá chứa thủy ngân

– Các loại cá chứa thủy ngân điển hình như: cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình;

– Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu ăn nhiều các loại cá này, nạp vào cơ thể mộ lượng lớn thủy ngân sẽ khiến thai nhi chậm phát triển, gây ra các tổn thương não, ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của bé khi chào đời.
Thực phẩm có chứa vi khuẩn listeria

– Cụ thể là thịt muối, pho mát mềm, sữa chưa được tiệt trùng;

– Khi ăn các thực phẩm này, mệ bầu rất dễ bị nhiễm khuẩn listeria do lúc này hệ miễn dịch và sức đề kháng của mẹ bầu khá yếu. Listeria đi qua nhau thai có thể khiến thai nhi bị nhiễm trùng, đe dọa đến tính mạng. Không những thế nó còn có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai. Rất nguy hiểm.
Cà phê

– Trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu không nên uống cà phê vì nó có thể gây ran guy cơ sảy thai;

– Không những thế, trong cà phê có chứa cafein, nó sẽ đi qua nhau thai và làm rối loạn quá trình phát triển, gây ra những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

Rượu, đồ uống có gas

Mẹ bầu nên tuyệt đối không nên uống rượu, các thức uống chứa cồn, đồ uống có gas vì nó có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi hết sức nguy hiểm. Theo nhiều nghiên cứu nếu mẹ bầu uống quá nhiều rượu trong thời kỳ mang thai thì thai nhi sinh ra rất dễ bị các tổn thương thần kinh và có nguy cơ mắc bệnh đao rất cao.
Khoai tây mọc mầm

– Khoai tây là thực phẩm dinh dưỡng, tuy nhiên nếu khoai tây đã mọc mầm thì mẹ bầu lại không nên ăn vì trong khoai tây đó có chứa độc tố solaninne, chất độc này nếu tích tụ trong cơ thể sẽ khiến thai nhi bị dị tật dị dạng rất nguy hiểm.

Trên đây là 10 loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh khi mang thai mà chị em phụ nữ mà các mẹ bầu cần tham khảo để rút ra những kinh nghiệm cho bản thân nhằm bảo vệ sức khỏe của thai nhi và của chính bản thân mình thật tốt, phòng tránh những tình huống xấu có thể xảy ra, đồng thời tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện sau này của bé yêu nữa nhé. Chúc các mẹ bầu luôn biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho thai nhi và cho chính mình thật hiệu quả nhé.