Dấu hiệu có thai bạn có biết?

Chưa lần nào sinh nở nên bạn chưa biết dấu hiệu có thai là như thế nào, hãy xem bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Mất kinh

Đây là dấu hiệu đầu tiên của thời kỳ thai nghén. Tuy nhiên, nếu các kỳ kinh của bạn không đều hoặc nếu bạn căng thẳng, làm việc quá sức cũng có thể gây chậm kinh. Bạn cũng có thể ra một chút máu xung quanh thời điểm bạn thường có kinh sau khi bạn đã thụ thai. Ra máu rải rác hay ít có thể là báo hiệu đầu tiên về tình trạng có thai. Ra máu ít không giống như chu kỳ kinh nguyệt bình thường mà do trứng làm tổ ở nội mạc tử cung gây ra.


Sự thay đổi của ngực

Khi có thai bạn sẽ có cảm giác căng hai đầu vú, vú nhạy cảm hơn, dễ đau khi đụng chạm. Hai tuần sau khi thụ tinh, vú và núm vú bắt đầu to ra, quầng vú cũng sẫm màu hơn. Dấu hiệu có thai này là do sự gia tăng các hormon trong các tuần lễ đầu tiên khi cơ thể bạn chuẩn bị nuôi dưỡng thai nhi.

Mệt mỏi

Hầu hết phụ nữ mới có thai đều cảm thấy mỏi mệt. Đó là do sự gia tăng hormon Progesterone trong cơ thể. Ngoài ra do cơ thể phải tạo ra nhiều máu hơn để đem chất dinh dưỡng đến cho thai. Vì thế tim phải làm việc nhiều hơn để thích ứng với sự tăng cung lượng máu, gây ra cảm giác mệt. Tuy nhiên, có một số ít người hoàn toàn cảm thấy không mệt mỏi.

Hay chóng mặt, buồn nôn, dễ xúc động


Vì lúc này cơ thể phải tăng lượng tuần hoàn nên bạn có thể sẽ cảm thấy chóng mặt đặc biệt khi hoạt động mạnh hoặc thay đổi tư thế nhanh. Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn khi thấy hoặc ngửi thấy mùi một số thứ như rượu, cà phê, thuốc lá, cá...và thèm ăn đồ chua, ngọt,...

Có một số người có cảm giác như bị ốm. Hiện tượng này có thể bắt đầu một vài tuần sau khi thụ thai hoặc thậm chí chỉ sau vài ngày. Ngoài ra khi có thai người phụ nữ thường hay dễ xúc động, thay đổi tâm lý.

Khi bạn thấy mình chậm kinh hoặc mất kinh, hoặc có thể có một trong các dấu hiệu khác như mệt mỏi không rõ lý do, hay có cảm giác chóng mặt, buồn nôn,... thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa khám để xác định xem mình có thai hay không. Đơn giản hơn, bạn có thể mua dụng cụ thử thai tại nhà bằng que thử thai ở bất kỳ nhà thuốc nào. Khi que thử có kết quả là bạn đã có thai thì bạn nên đến cơ sở y tế để đăng ký khám theo dõi thai theo định kỳ.

Theo BS Thu Lan - Sức khỏe & Đời sốg

Để mẹ bầu tăng cân đúng chuẩn

Trong 9 tháng mang thai, thiếu hụt dinh dưỡng cho bà bầu là điều vô cùng nguy hiểm, tuy nhiên nếu bổ sung nhiều quá sẽ dẫn tới tình trạng tăng cân. Theo đánh giá của các chuyên gia thì chỉ cần tăng từ 10-14kg là đủ.

Việc tăng cân khi mang thai là cần thiết để đảm bảo cho sức khỏe thai kỳ và sự phát triển của thai nhi tuy nhiên tăng cân như thế nào là hợp lý thì không phải ai cũng biết cách. Khi cuộc sống vật chất đầy đủ khiến các mẹ thường ăn uống nhiều dẫn đến việc tăng cân không thể kiểm soát, thậm chí có những người còn tăng đến 20-30kg.

dinh duong cho ba bau

Việc tăng cân quá nhiều như thế này là không hề cần thiết nếu không muốn nói là có thể gây những tác dụng phụ như khiến mẹ và bé béo phì, tiểu đường thai kỳ và gặp khó khăn trong vấn quá trình sinh nở. Vậy tăng cân như thế nào mới đúng chuẩn và làm thế nào để “hãm” không để tăng cân quá nhiều?

Để cân nặng không tăng lên quá nhiều, mẹ bầu cần chú ý:

Hạn chế chất béo

Thực phẩm mà mẹ nên lựa chọn để bổ sung vào cơ thể là các loại dầu ăn thay vì mỡ động vật và các thực phẩm nhiều mỡ khác. Với thức ăn hàng ngày chị em nên sử dụng dầu oliu, vừa tốt cho sức khỏe lại không làm mẹ tăng cân nhiều trong thai kỳ.

Ưu tiên đồ luộc, hấp

Các món chiên, xào với quá nhiều dầu mỡ chỉ làm béo phì thêm chứ không cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho bà bầu. Để hạn chế việc tăng cân, các mẹ nên thường xuyên ăn các món luộc, hấp… vừa giữ được hương vị của thức ăn vừa khiến chúng ta đỡ béo hơn.

Nói không với đồ ngọt, đồ ăn nhanh

Đồ ăn ngọt khiến mẹ bầu tăng cân khá nhanh, thậm chí có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ vô cùng nguy hiểm. Nếu như trước khi mang thai, mẹ có thói quen nhâm nhi vài miếng bánh ngọt mỗi tuần thì khi bầu bí nên “cấm miệng” luôn mà thay bằng những thực phẩm khác lành mạnh hơn như ăn hoa quả chẳng hạn. Dù vậy mẹ cũng nên chọn những loại hoa quả không quá ngọt và ăn điều độ như bưởi, cam, kiwi, anh đào…

dinh duong cho ba bau

Ăn chậm, nhai kỹ

Hãy nhấm nháp những loại đồ ăn mẹ thích trong ngày. Tới bữa ăn, hãy ăn thật chậm, nhai kỹ. Nó sẽ kiềm chế mẹ bầu ăn nhiều hơn khi ăn cùng người khác và giúp bạn cảm nhận được hương vị thơm ngon của thức ăn.

Uống đủ nước

Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể bớt mệt mỏi và giảm triệu chứng buồn nôn. Điều này cũng giúp mẹ bớt ăn uống những đồ ăn vặt khi mẹ thấy đói nhưng thực sự chỉ là khát. Mẹ bầu nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và nhiều hơn nếu mẹ tập thể thao hoặc vận động nặng. 

Ăn thành nhiều bữa nhỏ

Ốm nghén, ợ nóng và khó tiêu có thể làm cho tất cả các bữa ăn chính của mẹ bầu trở lên nhàm chán và tình trạng này sẽ tồi tệ hơn khi em bé dần lớn lên. Vì vậy, thay vì ăn 3 bữa chính, chị em nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa và tương đương là khẩu phần ăn mỗi bữa cũng ít đi.

Việc chia nhỏ bữa ăn giúp nhận được đầy đủ calo và dinh dưỡng cho bà bầu mà vẫn giữ năng lượng cũng như mức độ đường trong máu ổn định. Cách ăn này còn giúp chị em bầu bớt ốm nghén.

Tập thể thao thường xuyên

Tập luyện thể thao sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái, bớt đau đớn và kiểm soát cân nặng rất tốt. Những môn thể thao lý tưởng cho mẹ bầu là đi bộ, yoga, bơi lội…

Kiểm soát trọng lượng

Hàng tuần, khi thức giấc mẹ nên kiểm tra cân nặng của mình xem tuần này có tăng cân hay không, tăng bao nhiêu. Nếu thấy cân tăng quá nhiều so với chuẩn, mẹ hãy hạn chế việc ăn uống và kiểm soát kỹ lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Bằng cách này mẹ sẽ hạn chế được việc tăng cân một cách hiệu quả.

Những nguy hiểm rình rập với bà bầu

Sảy thai, sinh non, tiểu đường thai kỳ… là những biến chứng nguy hiểm luôn rình rập mẹ bầu.

Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ bầu có rất nhiều thay đổi và những thay đổi đó có thể gây ra những biến chứng khá nguy hiểm. Mẹ bầu cần chú ý đến những biến chứng này để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra.

dinh duong cho ba bau

Huyết áp cao

Huyết áp cao là dấu hiệu của nhiễm độc thai nghén và tiền sản giật. Thông thường những bệnh lý này xảy ra sau tuần 20 thai kỳ và dấu hiệu phổ biến nhất là huyết áp cao đột ngột, mờ mắt, đau đầu và đau dạ dày. Trong hầu hết các trường hợp, sản phụ sẽ được chỉ định sinh non. Đây không phải là vấn đề nguy hiểm với mẹ đã qua 37 tuần, tuy nhiên nếu thai kỳ vẫn còn quá sớm, bác sĩ sẽ cân nhắc để cho thai phụ nghỉ ngơi và cho thuốc hạ huyết áp. 

Sảy thai

Đây là mối đe dọa tới tất cả các mẹ bầu vì tỷ lệ các ca kết thúc bằng sảy thai chiếm tới 15-20%. Sảy thai có nhiều nguyên nhân như mẹ gặp vấn đề bất thường ở tử cung, thai nhi yếu và rất nhiều trường hợp sảy thai không rõ nguyên nhân. 

Tiền sản giật

Tiền sản giật thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ, nó có khả năng làm giảm lưu lượng máu đến thai nhi và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Mẹ bầu có nguy cơ bị tiền sản giật là các đối tượng có lịch sử gia đình hoặc đã từng bị tiền sản giật trong lần sinh trước, những người bị huyết áp cao, tiểu đường, béo phì.

Nếu mẹ bầu nhận thấy mình đang có các vấn đề sau thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa:

- Đau đầu thường nhật hoặc đau đầu vào khoảng thời gian cố định.
- Chân tay sưng, phù nề nặng
- Đau bụng phải nhiều
- Tăng cân nhanh chóng ( Ví dụ: 4 ngày tăng 10 kg)
- Mắt nhìn mờ
- Cảm tưởng như bị cảm cúm nhưng không chảy nước mũi, không đau họng

Thiếu máu

Tỷ lệ những mẹ bầu bị thiếu máu trong thai kỳ khá cao bởi giai đoạn này cơ thể cần rất nhiều sắt để nuôi dưỡng thai nhi. Khi mẹ bầu bị thiếu máu sẽ có dấu hiệu khó thở, hoa mắt, chóng mặt, trường hợp nặng còn ngất xỉu.

Để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, mẹ bầu cần chú ý thiết lập một chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên những thực phẩm giàu dưỡng chất để nạp đủ sắt. 

Tiểu đường thai kỳ

Do sự thay đổi nội tiết tố và đôi khi vì mẹ bầu ăn uống quá nhiều đặc biệt là đồ ngọt khiến mẹ bầu rất dễ bị tiểu đường thai kỳ. Tiều đường dễ mắc nhưng lại ẩn chứa nhiều hiểm họa với sức khỏe mẹ bầu như khiến thai nhi to quá chuẩn, thai nhi béo phì và gặp rủi ro trong quá trình sinh nở. 
Nôn ói nặng

Hầu hết các trường hợp ốm nghén đều gây ra sự khó chịu, mệt mỏi cho thai phụ. Tuy nhiên nó không có hại và chỉ diễn ra trong thời kỳ đầu mang thai và biến mất. Bên cạnh đó, cũng có một số thai phụ ốm nghén quá nặng. Triệu chứng là thường xuyên nôn ói, rất ít đi tiểu và không đi tiểu, không thể ăn uống được gì, vì càng ăn thì lại càng nôn. Những dấu hiệu này cho thấy bạn đang bị mất nước nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến em bé.

Có 1 số trường hợp đặc biệt thai phụ bị chứng nghén cận ngày (Nghén HG) nếu không được theo dõi và điều trị có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nếu chị em thấy mình có những biểu hiện nghén bất thường, cần tới khám chuyên khoa để được tư vấn hoặc truyền nước trong trường hợp cần thiết.

Sinh non

Sinh non cũng là biến chứng vô cùng nguy hiểm trong thai kỳ. Nguyên nhân dẫn đến triệu cứng này có thể do mẹ gặp vấn đề về nhau thai, căng thẳng… Để ngăn ngừa nguy cơ này, chị em cần có lối sống khoa học, ăn uống đầy đủ dưỡng chất và khám thai thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ.

Những mối nguy gây hại con của mẹ bầu

Béo phì, khói thuốc lá, cà phê là những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sức khỏe em bé trong bụng.

Các chuyên gia y tế đều khẳng định, một em bé chào đời khỏe mạnh liên quan rất nhiều tới lối sống của bà mẹ. Vì thế, việc lựa chọn một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu phù hợp, một môi trường trong sạch sẽ là cơ hội để các mẹ bầu sinh ra những thiên thần xinh xắn.

Sau đây là những thói quen gây hại thai nhi mà các mẹ không thể bỏ qua trong quá trình mang thai.

1. Béo phì trước khi mang thai

Béo phì ở bà mẹ gây nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường hoặc sinh non khi mang thai. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến béo phì và tiểu đường ở trẻ sau này. Đặc biệt, mẹ béo phì cũng dễ có nguy cơ sinh ra những đứa bé bị hen suyễn.

dinh duong cho ba bau


Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cải thiện tình trạng này. Đặc biệt, với những người có ý định mang thai thì bác sĩ khuyên nên tập 4 lần một tuần, ít nhất 20 lần một phút để có thể đạt cân nặng vừa chuẩn.

2. Thiếu vitamin D

Thiếu hụt vitamin D sẽ gây đến sức khỏe không tốt cho cả mẹ và bé. Nghiên cứu cho thấy nồng độ vitamin D thấp làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật và nhẹ cân khi sinh.

3. Uống cà phê nhiều

Các chuyên gia đều khẳng định caffein không có lợi cho thai nhi, nhưng sử dụng với liều lượng bao nhiêu thì vẫn là tranh cãi. Theo trường sản phụ khoa của Mỹ thì khuyên cáo bà bầu chỉ nên sử dụng 200mg hoặc ít hơn lượng caffeine mỗi ngày, tương đương hai ly cà phê.

dinh duong cho ba bau
Uống cà phê là thói quen gây hại thai nhi mà mẹ bầu cần lưu ý.

4. Khói thuốc lá

Nhưng nghiên cứu mới đây cũng khẳng định việc tiếp xúc với khói thuốc lá trong tử cung cũng rất có hại cho các bé sau này. Trẻ em sinh ra từ những bà mẹ phải tiếp xúc với nhiều khói thuốc lá trong suốt thai kỳ có khả năng gặp vấn đề về sự chú ý và tập trung cao gấp 5 lần so với bà mẹ ít phải ngửi hơi thuốc lá.

5. Ô nhiễm không khí

Không khí ô nhiễm do giao thông, công nghiệp, bụi bặm trong quá trình mang thai dễ gây nguy cơ sinh con nhẹ cân. Nếu như bà mẹ không thể thay đổi nơi làm việc, sinh sống, tốt nhất hãy tránh ra đường vào giờ cao điểm. Ngoài ra, việc tăng lượng rau quả tươi trong khi mang thai có thể tránh được những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí.

Súp lơ xanh với dinh dưỡng cho bà bầu

Ngoài công dụng cung cấp dinh dưỡng cho bà bầu, súp lơ xanh có nhiều chất chống lão hoá như vitamine C, E và beta-carotene, giàu chất xơ, giúp giảm nguy cơ ung thư, giàu chất sắt và acide folique. Thêm nữa, súp lơ xanh còn chứa rất nhiều chất phytochemical và chất chống oxy hóa, loại chất giúp cơ thể chống lại nhiều căn bệnh.

dinh duong cho ba bau

1. Tác dụng của súp lơ xanh với bà bầu

Hỗ trợ tiêu hóa

Súp lơ xanh rất giàu chất xơ. Chất xơ là loại chất giúp hệ tiêu hóa hoạt động “trơn tru”. Vì vậy, đối với những bà bầu đang bị bệnh táo bón hành hạ thì súp lơ xanh là liều thuốc tự nhiên giúp bà bầu tránh xa căn bệnh khó chịu này.

Tránh táo bón

Táo bón là căn bệnh thông thường mà gần như bà bầu nào cũng gặp phải mang đến không ít khó chịu và phiền toái. Chính vì vậy, trong thực đơn hằng ngày bà bầu nên phải bổ sung thường xuyên những thực phẩm giàu chất xơ để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, “trơn tru” hơn. Và súp lơ xanh chính là loại thực phẩm rất giàu chất xơ, giúp bà bầu “đánh bay” chứng táo bón khó chịu này.

Ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Trong quá trình mang thai, bà bầu cần một lượng máu nhiều hơn bình thường. Thiếu máu liên quan đến việc thiếu sắt và nếu thiếu máu bà bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, không tốt cho cả mẹ lẫn bé yêu. Chính vì vậy bà bầu cần bổ sung đầy đủ lượng sắt cần thiết để tránh thiếu máu. Súp lơ là loại thực phẩm giàu sắt và axít folic giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, chính vì vậy đừng bỏ qua loại thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu “quý giá” này nhé.

Hạn chế tăng cân nhanh

Như đã nhắc đến ở trên, súp lơ xanh có chứa lượng calo thấp và không gây béo, vì vậy mà chúng rất hợp với những mẹ không muốn tăng cân nhanh. 146 gram chỉ chứa khoảng 50 calo thôi các mẹ nhé.

Chống lại chứng chuột rút

Chuột rút là nỗi ám ảnh của mọi bà bầu, đặc biệt là chuột rút lúc nửa đêm. Vậy lại có thêm một lý do nữa mà các mẹ nên ăn súp lơ xanh rồi. Trong súp lơ xanh chứa nguồn kali dồi dào giúp ngăn ngừa hiện tượng chuột rút cơ bắp, ngoài ra còn giúp mẹ bầu chống lại bệnh cao huyết áp nữa đấy.

Ngăn ngừa bệnh loãng xương

Súp lơ xanh rất giàu canxi, magiê, kẽm và phốt pho. Vì vậy mà chúng giúp xương chắc khỏe. Thường xuyên ăn súp lơ xanh rất có lợi cho phụ nữ cao tuổi và phụ nữ mang thai, vì những người này có nhiều nguy cơ bị loãng xương.

Giúp thai nhi khỏe mạnh

Súp lơ xanh là loại thực phẩm giàu axít folic giúp ngăn ngừa khuyết tật thần kinh ở thai nhi như tật nứt đốt sống. Trong suốt thai kỳ, các bà mẹ thường xuyên phải bổ sung axít folic, vì vậy, để đảm bảo sức khỏe thai nhi hãy thường xuyên ăn súp lơ xanh nhé.


dinh duong cho ba bau

Tốt cho thị lực

Súp lơ chứa nhiều carotenoid được gọi là lutein và zeaxanthin, rất tốt cho mắt. Vì vậy, bà bầu hãy bổ nguồn thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu này vào thực đơn hằng ngày.

Giảm cholesterol và huyết áp cao

Trong súp lơ xanh có rất nhiều crom, chất xơ và kali là những loại khoáng chất cần thiết giúp giảm cholesterol và kiểm soát huyết áp.

2. Chọn và bảo quản súp-lơ xanh như nào?

Rất đơn giản, mẹ hãy chọn súp-lơ có màu xanh vì súp-lơ xanh chứa đường tự nhiên, khi già đi, nó sẽ chuyển hóa thành lignin – là loại chất xơ thô rất khó ăn.

Khi bảo quản súp-lơ xanh, các mẹ hãy để nó trong 1 chiếc túi ni-long để mở. Và không nên rửa trước khi bảo quản vì như thế sẽ làm súp-lơ nhanh bị thối.

Dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Khi biết có bầu, đa phần chị em vui mừng xen lẫn lo lắng vì quá trình thai nghén không hề đơn giản. Cùng tham khảo những thông tin dinh dưỡng cho bà bầu dưới đây để chăm sóc tốt nhất cho thai nhi trong 3 tháng đầu quan trọng này nhé!

dinh duong cho ba bau

Bổ sung các dưỡng chất cần thiết

- Bổ sung axit folic: việc này rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ trong 3 tháng đầu khi mang thai. Vì nhu cầu về axit folic của bà bầu trong giai đoạn này là 400mcg axit folic mỗi ngày và khó lòng có thể nhận đủ lượng axit folic từ thức ăn. Vì vậy hãy đảm bảo mình đáp ứng đủ axit folic cho nhu cầu của cơ thể và sự phát triển của thai nhi bằng cách bổ sung axit folic đều đặn hằng ngày theo chỉ dẫn của bác sỹ.

- Nên ăn các loại thực phẩm bổ dưỡng để cả mẹ và thai nhi được khỏe mạnh. Với những bà bầu bị nôn nhiều, nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Tránh xa 1 số loại thực phẩm

- Rượu, bia, cafe, chè… chứa chất cồn, caffein đều được khuyến cáo không nên sử dụng khi mang thai 3 tháng đầu.

- Các loại nước giải khát công nghiệp, sôđa…

- Các loại thức ăn, đồ uống ngọt, chứa nhiều đường dễ làm tăng nguy cơ tiểu đường

- Tránh ăn mặn khi mang thai

- Giảm bớt các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, giấm… đặc biệt là các loại gia vị cay.

- Không ăn thức ăn sống, thức ăn gỏi hay đã để lâu

- Không ăn các loại thực phẩm có thủy ngân như cá mập, cá kiếm, cá ngừ…

- Hạn chế các thực phẩm quá nhiều chất béo và cholesterol.

- Tránh đu đủ xanh, lô hội, nhãn, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh… hay một số loại thức ăn được khuyến cáo ít sử dụng.

- Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt huyết mạch.

Tư thế ngủ đúng khi bà bầu mang thai

Cuộc nghiên cứu do các chuyên gia New Zealand thực hiện cho thấy, ngủ nghiêng về phía bên trái trong lúc mang thai cuối thai kỳ có thể giúp thai phụ tránh được nguy cơ sinh non.

Tư thế ngủ đúng khi bà bầu mang thai
Tư thế ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi - Ảnh: Shutterstock  
Theo trang The Nation, các nhà nghiên cứu của Đại học Auckland so sánh 155 phụ nữ bị sinh non với 310 người trải qua thai kỳ một cách an toàn.

Kết quả cho thấy, ngủ nghiêng về phía bên phải làm tăng gấp đôi nguy cơ sinh non so với người ngủ nghiêng về bên trái.

“Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng đẻ non, bao gồm béo phì, tuổi thai phụ cao, sắc tộc, bất thường bẩm sinh và tình trạng nhau thai”, theo trưởng nhóm Daghni Rajasingam.

Và cuộc nghiên cứu trên đã phân tích thêm một yếu tố có thể góp phần làm tăng nguy cơ thai lưu, theo chuyên gia Rajasingam.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho hay cần tiến hành thêm một số cuộc nghiên cứu về tướng ngủ của thai phụ trước khi bổ sung tư thế đúng vào danh sách bà bầu cần chú ý.

Theo TNO

4 lý do tại sao chị em không nên mang thai sau 35 tuổi

Bạn thường được khuyên nên có con trong tuổi đôi mươi và không nên có thai sau tuổi 35 bởi lý do phụ nữ lớn tuổi khi mang thai sẽ có những rủi ro và biến chứng cao hơn so với phụ nữ trẻ tuổi.

4 lý do tại sao chị em không nên mang thai sau 35 tuổi


Chị em hãy tham khảo những “khó khăn” khi mang thai ở tuổi sau 35 như dưới đây nhé.

1. Phụ nữ sau tuổi 35 có nhiều thay đổi về sinh lý

Trải qua nhiều năm, cơ thể một người phụ nữ có nhiều thay đổi. Đặc biệt, khi người phụ nữ bước qua tuổi 35, sự cân bằng hormone, chất lượng trứng, chu kì rụng trứng có thể đã bắt đầu có sự lão hóa nên không còn hoạt động hiệu quả như khi còn trẻ. Điều này khiến chị em có thể gặp khó khăn trong việc thụ thai hoặc khi mang thai, khả năng bị sẩy thai hoặc các biến chứng cũng cao hơn.

2. Mang thai sau 35 tuổi có nhiều khả năng phải sinh mổ

Mang thai ở tuổi sau 35, sản phụ có nguy cơ gặp các biến chứng cao nên khả năng sinh mổ cũng cao hơn. Đặc biệt, phụ nữ sinh con càng muộn càng có nguy cơ gặp biến chứng nhau tiền đạo – tình trạng nhau thai chặn ở cổ tử cung khiến cho việc sinh thường gặp rất nhiều khó khăn. Trong trường hợp này, bác sĩ bắt buộc phải theo dõi cẩn thận và tiến hành mổ lấy thai khi cần thiết.

3. Phụ nữ sau tuổi 35 dễ mắc nhiều bệnh

Với nhiều người không biết giữ sức khỏe cho mình thì sau 35 tuổi là thời điểm hệ miễn dịch, sức đề kháng đã có dấu hiệu suy giảm, do đó, phụ nữ dễ mắc các bệnh như loãng xương, tiểu đường, răng miệng, huyết áp, cholesterol cao… Những bệnh này hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai cũng như chất lượng thai kì của họ.

Đó chính là lý do vì sao phụ nữ mang thai sau 35 tuổi có tỉ lệ mắc những bệnh như bệnh tiểu đường thai kì, tăng huyết áp, tiền sản, thai ngoài tử cung, nhau bong non, rau tiền đạo… cao hơn so với phụ nữ trẻ.

4. Mang thai sau 35 tuổi, thai nhi có nguy cơ bị dị tật cao hơn

Khi có tuổi, chất lượng trứng cũng như nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ không còn tốt như khi còn trẻ, chính vì vậy, khả năng xuất hiện những bất thường nhiễm sắc thể trong quá trình thụ thai, phát triển thai nhi cũng cao hơn. Do vậy, những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ lớn tuổi có nguy cơ gặp các vấn đề về nhiễm sắc thể nhất định, như hội chứng Down (chứng thiểu năng) cao hơn so với con của những bà mẹ trẻ.

Tỷ lệ rủi ro bất thường khi mang thai sau độ tuổi 35 là1/180, trong khi tỷ lệ này ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chỉ là 1/500. Ngoài ra, nguy cơ trẻ mắc hội chứng Down khi phụ nữ sinh con sau 35 tuổi là 1/350, trong khi phụ nữ dưới 30 tuổi tỷ lệ chỉ là 1/1100.

Theo afamily

5 loại hạt cực tốt cho mẹ bầu

Ngoài việc tăng cường ăn thịt, cá, rau củ quả thì một số loại hạt dưới đây cũng là nguồn dinh duong cho ba bau rất tốt

1. Hạt lạc (đậu phộng)

Trong hạt lạc có chứa nhiều axit folic, rất cần thiết cho phụ nữ khi mang thai. Ngoài ra, hạt lạc chứa 40 - 50% chất béo, chứa 20% chất đạm với nhiều axit amin quý, có nhiều muối khoáng, vitamin B và nhiều hoạt chất sinh học giúp thúc đẩy sự sản sinh ra các tế bào não, nâng cao khả năng ghi nhớ và tăng cường sự phát triển tư duy, ổn định đường huyết, ngăn ngừa sỏi mật, phòng chống trầm cảm, phòng chống ung thư, tim mạch…

5 loại hạt cực tốt cho mẹ bầu

Vì thế, các mẹ nên bổ sung hạt lạc vào thực đơn hàng ngày của mình. Các mẹ cũng nên chú ý không được ăn lạc mốc bởi khi đó trong lạc có chát aflatoxin - một chất độc có khả năng gây ung thư gan.

những loại hạt tốt cho mẹ bầu

2. Hạt sen

Hạt sen vốn là một loại hạt có nhiều công dụng và có lợi cho sức khỏe. Trong hạt sen chứa nhiều canxi, đạm, photpho có tác dụng ích tâm, bổ thận, kiện tỳ, an thần. Loại hạt này đặc biệt có lợi với các mẹ hay bị mất ngủ trong khi thai nghén.

3. Hạt dưa

Thành phần của hạt dưa có chứa protid, đây là chất đạm không thể thiếu cho thần kinh, cơ bắp, huyết dịch, nội tạng, xương khớp. Chất glucid trong hạt dưa là thành phần chính cấu tạo tế bào và thần kinh. Hạt dưa cũng chứa nhiều chất dinh duong khác như lipid, vitamin B1, B2, E, PP, canxi, sắt, kẽm, phốt pho, selen... Chính vì thế, mẹ bầu nên ăn thêm hạt dưa để thai nhi được bổ sung thêm dưỡng chất và khỏe mạnh.

4. Hạt bí

Hạt bí có tác dụng nhất định đối với sự phát triển trí thông minh của thai nhi. Ngoài ra, hạt bí còn tốt cho thận, dạ dày, giúp nhuận tràng, cầm máu và nó cũng giúp mẹ bầu giảm bớt nguy cơ bị trầm cảm và cảm thấy thoải mái, đầu óc tỉnh táo, minh mẫn hơn.


5. Hạt đậu

Các loại hạt đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu ngự… là những thực phẩm tốt cho cả mẹ và bé. Trong đậu có chứa nhiều protein, giàu canxi, kali, kẽm, vitamin B6, ma giê, folate và axit alpha - linolenic… đều là những chất cần thiết cho mẹ và bé.

Theo Phunutoday